Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia đó là hoạt động đầu tư. Do đó, các quốc gia đầu có những biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư, một trong số các biện pháp được áp dụng hiệu quả nhất tại Việt Nam đó là ưu đãi đầu tư. Có nhiều loại ưu đãi đầu tư khác nhau, trong bài viết này, CTY TNHH TƯ VẤN VÀ KẾ TOÁN THỦY LỘC xin hướng dẫn quý khách hàng quan tâm về ưu đãi thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư.
Căn cứ pháp lý:
Luật đầu tư năm 2014.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư.
Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư số 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
Ưu đãi thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư:
Đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Các dự án đầu tư thuộc nhóm này được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như sau:
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sau đây gọi là Nghị định số 87/2010/NĐ-CP).
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, Điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy định tại Khoản 14 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.
Đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại Mục B Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP
Đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm này thì được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP.
Một số dự án đầu tư về dịch vụ.
Đối tượng áp dụng đó là các dự án đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Các dự án đầu tư trên được áp dụng ưu đãi đầu tư: được miễn thuế nhập khẩu lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh Mục quy định tại Phụ lục II Nghị định số 87/2010/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án.
Các dự án có hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế lần đầu theo nhóm này thì không được miễn thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại các nhóm khác.
Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư
Dự án đầu tư thuộc nhóm này được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như sau:
Được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như đối với dự án đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo đối tượng thuộc nhóm thứ nhất.
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư, việc thực hiện ưu đãi thuế nhập khẩu theo quy định trên, trên cơ sở kê khai của chủ dự án đầu tư.
Trường hợp sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư mà dự án đầu tư chưa thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng thì không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo quy định trên.
Đối với dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng)
Được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như đối với dự án đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo nhóm thứ 2;
Đối với dự án đầu tư có sử dụng 500 lao động trở lên và đầu tư tại địa bàn gồm vừa vùng nông thôn, vừa không phải vùng nông thôn thì căn cứ theo số lao động làm việc trong công trình, hạng Mục tại vùng nông thôn để xác định (không tính số lao động làm việc trong công trình, hạng Mục không phải vùng nông thôn).
Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp KHCN, tổ chức khoa học và công nghệ.
Áp dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại các nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 tùy thuộc vào Điều kiện về ngành nghề, địa bàn, quy mô vốn đầu tư hoặc sử dụng lao động của từng dự án đầu tư cụ thể.
Lưu ý: Không áp dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định trên đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.
Thủ tục miễn thuế nhập khẩu:
Bước 1: Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của dự án đầu tư nêu trên thuộc trường hợp phải đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Do đó, trước tiên doanh nghiệp đầu tư phải thực hiện đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế.
Việc đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nơi đăng ký Danh mục: Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án đầu tư đối với dự án xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan.
Bước 2: Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện Đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI): nộp 01 bản chính.
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế (đối với trường hợp không đăng ký được danh mục trên hệ thống): nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 15/PTDTL/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015).
Công ty tư vấn Thủy Lộc sở hữu nhiều chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đã thực hiện thành lập công ty cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi nếu quý khách có thắc mắc khi khởi nghiệp hoặc gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý khác.
Xin Gọi 0918 895 298 để tư vấn tốt nhất.