Với nhu cầu khám chưa bệnh ngày càng cao hiện nay, các phòng khám đa khoa tư nhân được thành lập ngày càng nhiều. Không chỉ vậy, người Việt Nam lại có xu hướng lựa chọn khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa do người nước ngoài khám, chữa bệnh. Đây là một tâm lý chung của người dân. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập phòng khám đa khoa ngày càng nhiều hơn tại Việt Nam. Để có thể thành lập phòng khám đa khoa tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
Căn cứ pháp lý:
WTO, FTAs, AFAS.
Thông tư số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.
Điều kiện đầu tư:
WTO, FTAs, AFAS
Không hạn chế, ngoại trừ mức vốn đầu tư tối thiểu là 2 triệu USD.
Pháp luật Việt Nam
Không quy định Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện như đối với nhà đầu tư trong nước. Cụ thể như sau:
Theo quy định của pháp luật để thành lập phòng khám đa khoa và được phép hoạt động cần 2 điều kiện:
Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho phép thành lập phòng khám đa khoa do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố cấp.
Có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế tỉnh, thành phố cấp.
Để được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngoài các yêu cầu chung theo pháp luật về doanh nghiệp, phòng khám cần có người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký và thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 của Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phòng khám đa khoa, để được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Phòng khám phải đáp ứng đủ các điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
Quy mô phòng khám đa khoa:
Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau:
Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi.
Phòng cấp cứu.
Buồng tiểu phẫu.
Phòng lưu người bệnh.
Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Cơ sở vật chất:
Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:
Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2.
Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2.
Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2.
Riêng đối với phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định số 1327/2002/QĐ – BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.
Tổ chức nhân sự:
Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký.
Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản.
Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa.
Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Phạm vi hoạt động chuyên môn:
Hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt. Việc phê duyệt phải căn cứ vào quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn tại các Điều 25, 26, 28, 29, 30, 32, 33 và 34 Thông tư 41/2011/TT-BYT.
Công ty tư vấn Thủy Lộc sở hữu nhiều chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đã thực hiện thành lập công ty cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi nếu quý khách có thắc mắc khi khởi nghiệp hoặc gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý khác.
Xin Gọi 0918 895 298 để tư vấn tốt nhất.