CTY TNHH TƯ VẤN VÀ KẾ TOÁN THỦY LỘC chuyên tư vấn giải thể doanh nghiệp, chúng tôi là một trong những công ty tư vấn luật doanh nghiệp lớn nhất cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp giải thể vướng mắc khâu kế toán, chúng tôi có chuyên viên kế toán trưởng giàu kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hàng nhanh chóng giải thể được doanh nghiệp của mình.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp:
(Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp)
1- Quyết định của Chủ doanh nghiệp (nếu là DNTN), Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể doanh nghiệp;
2- Phụ lục về quyền và nghĩa vụ của Tổ thanh lý tài sản;
3- Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết gồm các nội dung: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp ĐKKD …);
4- Xác nhận đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế hoặc chưa đăng ký mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp (trường hợp chưa đăng ký mã số thuế);
5- Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể (thông báo về việc thanh lý tài sản và các khoản công nợ);
6- Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (Nếu là công ty Cổ phần), Chủ sở hữu công ty (nếu là Công ty TNHH 1 thành viên) về việc thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp;
7- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
8- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
9- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
Vì sao lại giải thể doanh nghiệp
Việc giải thể là bất khả kháng khi trường hợp tạm ngừng kinh doanh không phù hợp với xu hướng phát triển của công ty, hoặc công ty không còn đủ thành viên tối thiểu nữa, hoặc công ty không thể kinh doanh có lãi … tất cả các trường hợp đó có thể dẫn đến tình trạng giải thể. Xin lưu ý với các bạn là không phải cứ chỉ làm ăn thua lỗ là giải thể, rất nhiều trường hợp giải thể để thành lập pháp nhân mới hoặc giải thể để chia lợi nhuận và sau đó đường ai nấy đi…
Các bước giải thể doanh nghiệp
Bước 1.
Đăng báo bố cáo giải thể Công ty là công việc đầu tiên khách hàng phải làm trước khi tiến hành giải thể công ty (Liên hệ với chúng tôi sẽ được hướng dẫn cụ thể).
Bước 2.
Nộp Công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, gửi Tổng Cục Hải quan (nếu Doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu) và xin xác nhận Ngân hàng là không có nợ Ngân hàng nếu đã mở tài khoản tại Ngân hàng đó (Liên hệ với chúng tôi sẽ được hướng dẫn cụ thể).
Bước 3.
Làm việc tại cơ quan thuế nơi Doanh nghiệp kê khai thuế hàng tháng:
Sau khi thanh quyết toán thuế xong, Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể ở cơ quan thuế quản lý, gồm:
1. Công văn xin giải thể công ty;
2. Thông báo về việc giải thể công ty;
3. Quyết định + Biên bản họp về việc giải thể;
4. Giấy xác nhận không nợ thuế Xuất nhập khẩu của Tổng Cục Hải quan đến thời điểm giải thể;
5. Mã số thuế bản gốc;
6. Báo cáo tài chính.
Bước 4.
Tiến hành trả con dấu Công ty tại cơ quan công an.
Doanh nghiệp làm Công văn về việc trả dấu và nộp tại Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH – Công an tỉnh, thành phố.
Bước 5.
Nộp hồ sơ Giải thể Doanh nghiệp tại Phòng ĐKKD: Doanh nghiệp nộp HS Giải thể, bao gồm:
1. Quyết định về việc giải thể công ty.
2. Biên bản họp về việc giải thể công ty.
3. Biên bản thanh lý tài sản và thanh toán hết các khoản nợ. Trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp (trừ trường hợp Ðiều lệ Công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng). Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
4. Xác nhận của Ngân hàng, nơi Công ty mở tài khoản, đã đóng tài khoản (trường hợp doanh nghiệp không mở tài khoản tại Ngân hàng, Doanh nghiệp cần có Công văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
5. Giấy tờ chứng minh đã đăng bố cáo quyết định giải thể (thường là báo giấy).
6. Bản chính Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
7. Thông báo đối tượng nộp thuế đóng mã số thuế của Cục thuế tỉnh, thành phố (hoặc Công văn của Cục thuế tỉnh, thành phố xác nhận doanh nghiệp chưa đăng ký mã số thuế).
8. Thông báo do Người đại diện theo pháp luật ký về việc đã hoàn tất các thủ tục giải thể (Thông báo ghi rõ quá trình đã tiến hành các bước thủ tục trên từ mục 1 đến mục 7 theo quy định và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trong thông báo).
9. Giấy Chứng nhận của Công an tỉnh, TP về việc Doanh nghiệp đã nộp con dấu (hoặc Công văn của Công an thành phố Hà Nội xác nhận doanh nghiệp chưa đăng ký làm thủ tục cấp con dấu) (hoặc Công ty nộp bản sao công chứng hợp lệ).
Tư vấn các Quy định của Pháp luật về giải thể công ty
Soạn thảo các hồ sơ, biểu mẫu theo quy định của pháp luật về giải thể công ty. Chúng tôi sẽ linh động soạn hồ sơ theo loại hình kinh doanh mà quý công ty đang tiến hành giải thể cho phù hợp như: giải thể công ty cổ phần, giải thể công ty tnhh, giải thể công ty hợp danh hay công ty tư nhân.
- Kiểm tra, soát xét và hoàn thiện hồ sơ quyết toán thuế
- Nộp hồ sơ quyết toán thuế và giải trình quyết toán thuế với cơ quan thuế
- Nhận kết quả khóa mã số thuế doanh nghiệp từ cơ quan thuế
- Thực hiện đăng thông báo giải thể công ty
- Trả dấu tại Công an và nhận thông báo thu hồi dấu
- Nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh/Sở Kế Hoạch & Đầu Tư
- Nộp thông báo thu hồi dấu và nhận kết quả thu hồi giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư
- Kiểm tra, theo dõi tiến trình; kịp thời thông báo cho Quý Công ty.
Công ty tư vấn Thủy Lộc sở hữu nhiều chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đã thực hiện thành lập công ty cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi nếu quý khách có thắc mắc khi khởi nghiệp hoặc gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý khác.
Xin Gọi 0918 895 298 để tư vấn tốt nhất.