Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập là những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tập trung kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thêm sức mạnh thị trường. Về hình thức thì việc thành lập doanh nghiệp sau khi tổ chức lại doanh nghiệp chính là việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt nhất định so với việc thành lập một doanh nghiệp hoàn toàn mới bởi nó liên quan đến việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp.
Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký thành lập gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần).
Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức quản lý có nhiều người đại diện).
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp/chủ sở hữu công ty là cá nhân.
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối vời trường hợp người thành lập doanh nghiệp/chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền.
Văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức (trong công ty cổ phần).
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức).
Trong trường hợp cụ thể cần có thêm giấy tờ sau:
Trường hợp chia/tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần:
Nghị quyết chia/tách công ty; Bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia/tách công ty; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị chia.
Trường hợp hợp nhất công ty:
Bản sao hợp lệ của hợp đồng hợp nhất, nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất.
Trường hợp sáp nhập công ty:
Bản sao hợp lệ của các giấy tờ: Hợp đồng sáp nhập; Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không đồng thời là người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp).
Hồ sơ được nộp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng từ 3-5 ngày làm việc.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Công ty tư vấn Thủy Lộc sở hữu nhiều chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đã thực hiện thành lập công ty cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi nếu quý khách có thắc mắc khi khởi nghiệp hoặc gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý khác.
Xin Gọi 0918 895 298 để tư vấn tốt nhất.