Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành có 4 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp.
Trong 5 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 50.534 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 485.634 tỷ đồng. Trong đó, có trên 28.000 doanh nghiệp thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập mới, có gần 12.000 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, 8.500 công ty cổ phần, khoảng 2000 doanh nghiệp tư nhân và chỉ có 7 công ty hợp danh (theo số liệu thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh). Qua số liệu có thể thấy công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn đăng ký thành lập nhiều nhất.
Thứ nhất, về công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đây chính là một ưu điểm lớn của loại hình công ty này so với những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể huy động vốn thông qua phần vốn góp mà không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Điều đó đồng nghĩa với việc thành viên trong công ty thường có mối quan hệ quen biết và tin cậy lẫn nhau.
Theo luật doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số lượng thành viên không quá 50 (có thể là tổ chức, cá nhân); cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng thành viên, giám đốc/tổng giám đốc, ban kiểm soát (tùy trường hợp).
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân, tổ chức, có cơ cấu tổ chức quản lý công ty tinh gọn, hiệu quả, chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất. Đây là loại hình được thành lập nhiều ở Việt Nam bởi ưu điểm về tính chịu trách nhiệm, cơ cấu tổ chức đơn giản, phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, do một chủ thể bỏ vốn ra kinh doanh, hạn chế xảy ra tranh chấp giữa những người cùng góp vốn.
Thứ hai, về công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người tham gia góp vốn vào công ty thông qua hình thức mua cổ phần (được gọi là cổ đông) và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty phải có số lượng cổ đông tối thiều là 3 và không hạn chế tối đa. Một ưu điểm nữa của công ty là có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn, giúp công ty huy động được nguồn vốn lớn từ nhiều chủ thể và trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, công ty cổ phần có bộ máy quản lý điều hành rất phức tạp, cồng kềnh. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty, quyết định những chính sách, mục tiêu, định hướng phát triển quan trọng của công ty. Đối với trường hợp mà cổ đông ở những nơi có khoảng cách xa về địa lý thì yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông rất khó để thực hiện. Hơn nữa, trên thực tế, khi tiến hành họp công ty thường bỏ qua những thủ tục mà pháp luật quy định, dễ dẫn đến tranh chấp.
Thứ ba, về doanh nghiệp tư nhân.
Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ (tổ chức không được thành lập doanh nghiệp tư nhân). Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (trách nhiệm vô hạn). Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp. Đồng thời chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu những hạn chế nhất định như chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân cũng có những ưu điểm nhất định như chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định mức vốn đầu tư kinh doanh, quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý, toàn quyền định đoạt đối với doanh nghiệp tư nhân.
Thứ tư, về công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài ra, công ty còn có thành viên góp vốn. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán. Công ty có hai chế độ trách nhiệm: trách nhiệm hữu hạn (đối với thành viên góp vốn) và trách nhiệm vô hạn (với thành viên hợp danh). Một điểm nữa là thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân. Trong công ty, chỉ thành viên hợp danh có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong khi thành viên góp vốn chỉ có quyền quyết định đối với những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình.
Như vậy, có thể thấy ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là có chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, loại hình công ty cổ phần thường phù hợp hơn với những công ty yêu cầu vốn lớn, hoạt động trên quy mô rộng. Đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân do có chế độ trách nhiệm vô hạn nên thường mang lại rủi ro lớn cho chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh. Hai loại hình công ty này không có tư cách pháp nhân nên gặp bất lợi trong các hoạt động kinh doanh thương mại so với chủ thể kinh doanh khác.
Công ty tư vấn Thủy Lộc sở hữu nhiều chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đã thực hiện thành lập công ty cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì thế đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi nếu quý khách có thắc mắc khi khởi nghiệp hoặc gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý khác.
Xin Gọi 0918 895 298 để tư vấn tốt nhất.